Blog

Vì sao bạn cần kịch bản cho livestream của mình?

Để thực hiện một livestream thành công, bên cạnh những thiết bị kỹ thuật hiện đại, bạn còn rất cần một kịch bản để chuẩn bị và dàn dựng cho chương trình. Livestream hiện nay đang phát triển mạnh mẽ “như diều gặp gió”. Tại sao lại nói như vậy? Đó là bởi vì nó ra đời trong bối cảnh con người sử dụng mạng xã hội ngày càng nhiều.

Mặt khác, livestream lại có quá nhiều tính năng và lợi ích đối với người dùng. Nhất là với những doanh nghiệp, livestream được xem như một công cụ không thể thiếu để quảng báo cho sản phẩm hay thương hiệu của mình. Dưới đây, Trọng Kiểm sẽ chia sẻ những lý do để bạn hiểu vai trò của kịch bản trong một livestream là như thế nào.

IMG 2676
Kịch bản livestream đóng vai trò tiên quyết cho buổi quay.

Đảm nhận vai trò “xương sống” của cả livestream

Nếu nói về vai trò của một kịch bản trong livestream thì phải nhận định rằng, nó đóng vai trò như một trụ “xương sống” cho cả chương trình livestream. Lý do là vì kịch bản sẽ bao gồm tất cả những gì liên quan đến livestream. Nó gói trọn trong đó cả nội dung, hình ảnh, cách thể hiện trong livestream. Đây là trụ cột để cả chương trình bám vào và đi dọc theo đó. Nếu thiếu kịch bản, sẽ không thể nào xây dựng và tổ chức thành công một livestream. Nếu có thì đoạn livestream ấy cũng rất lan man, rời rạc và không theo một tuyến nội dung nhất định.

Thể hiện tư tưởng chủ đề của chương trình

IMG 2673
Với mỗi thể loại nào cũng đều phải có kịch bản livestream.

Livestream có chủ đề không? Câu trả lời là có. Bất kì một livestream nào cũng cần một chủ đề. Từ bán hàng, giới thiệu ra mắt sản phẩm mới, trao đổi trực tuyến, dạy học online,… Và với mỗi chủ đề, bạn cần chuẩn bị kịch bản cho chương trình livestream của mình bám sát chủ đề ấy.

Nếu như các buổi livestream bán hàng có thể xây dựng một kịch bản ngắn gọn, đơn giản, thì các chủ đề về khóa học online hay tọa đàm trực tuyến thì lại cần một kịch bản cụ thể, chi tiết và sát sườn hơn. Kịch bản là linh hồn của livestream, do đó, dù có dẫn dắt khán giả như thế nào, bạn cũng phải tuân thủ theo đúng chủ đề đã đưa ra trong kịch bản.

Dẫn dắt khán giả đến những tình huống thú vị

Kịch bản không nhất thiết phải làm theo đúng 100%, bạn có thể thêm thắt những tình huống, chi tiết khác tùy theo diễn biến của livestream. Nhưng chính những tình huống hay chi tiết ấy bạn cũng có thể tự tạo ra, mà không cần phải đợi khi livestream diễn ra mới có. Trong kịch bản, bạn hoàn toàn có thể dàn dựng sẵn những tình huống thú vị cho khán giả. Và khi có sự chuẩn bị thì những tình huống ấy không bị “dở khóc dở cười” hoặc gặp trục trặc nào trong buổi livestream. Có những tình huống mới lạ, khán giả sẽ có cảm giác thu hút hơn rất nhiều.

IMG 2686
Trong buổi livestream, kịch bản không nhất thiết phải làm theo đúng 100%.

Đảm bảo thời lượng cho livestream

Khác với các chương trình truyền hình, livestream là công cụ không giới hạn về thời gian. Đây cũng chính là một lợi thế của nó đối với các doanh nghiệp khi muốn tiếp cận đến khách hàng nhiều hơn. Tuy nhiên, giới hạn là do chúng ta tự đặt ra, nếu nó là cần thiết. Sẽ không có ai mong chờ để xem một livestream dài đằng đẵng, không có hồi kết, lại lan man, dàn trải gây nhàm chán.

Do đó, một kịch bản đã chuẩn bị sẵn, trong đó thể hiện rõ nội dung nào, ước chừng thời gian bao lâu là rất cần thiết. Nó sẽ là một chiếc đồng hồ báo thức cho người dẫn dắt chương trình livestream không bị quá thời gian mà luôn đi đúng quỹ đạo đã đặt sẵn.

Kịch bản là nền tảng để livestream diễn ra suôn sẻ

IMG 2688
Kịch bản bao gồm những thông tin cần thiết cho livestream.

Trong kịch bản, bạn nên thể hiện những thông tin cần thiết cho livestream của mình. Không chỉ có lời dẫn, nội dung trò chuyện, các tiết mục trong livestream, kịch bản còn bao gồm rất nhiều yếu tố khác quan trọng. Chẳng hạn như về góc máy, chọn máy nào cho phân cảnh nào, ánh sáng cho mỗi phân cảnh ra sao nếu đó là những chương trình livestream mang tính chất giải trí…

Như vậy có thể thấy, kịch bản sẽ giúp cho bạn chuẩn bị chương trình livestream một cách thuận lợi. Và quá trình diễn ra cũng vô cùng suôn sẻ mà gần như không gặp phải khó khăn.

Tóm lại, chuẩn bị kịch bản cho một chương trình livestream là việc làm vô cùng cần thiết. Nó phải được thực hiện nay khi có chủ đề, ý tưởng và được thể hiện ra trong kịch bản. Nói cách khác, kịch bản là bước tiền đề của quá trình hiện thực hóa những ý tưởng, chủ đề của bạn. Do vậy, đừng chủ quan mà bỏ qua công đoạn quan trọng này để xây dựng livestream thành công bạn nhé!

Contact Me on Zalo
Back To Top